Main Nav

Monday, February 17, 2014

Nhà du hành vũ trụ tiết lộ truớc khi chết: “Obama có thể là nguời lai của nguời ngoài hành tinh”

Anthony Thompson, nhà du hành gia vũ trụ [nổi tiếng] của NASA, nguời cuối cùng đặt chân lên Mặt Trăng đã tiết lộ [bí mật] vào ngày hôm qua ở bệnh viện St-Church, Chicago ở độ tuổi đáng kính trọng, 98 tuổi. Truớc khi chết, nhà du hành vũ trụ đã tiết lộ một thông tin đuợc coi là “bí mật hàng đầu” gây chấn động cho gia đình, bạn bè và cộng đồng NASA.
«Ông phải chịu đựng căn bệnh ung thư Phổi nhưng sự chịu đựng này là quá lớn đối với tuổi già của ông>> con trai ông giải thích. <<Ông không dùng bất kỳ thuốc giảm đau, ông muốn ở trạng thái tỉnh táo trong toàn bộ quá trình bị [căn bệnh] tác động>>.
moon-astronaut-obama-alien
Giây phút khi phổi bị thủng, [cha tôi] nhà du hành vũ trụ nổi tiếng cảm thấy cuộc sống dần dần chậm lại. Ông nắm lấy tay tôi và giữ tai tôi đến gần miệng của ông. Khi đó, ông nói với tôi tất cả về việc Obama không phải là con nguời, nhưng là một nguời lai: “Nửa nguời, nửa nguời ngoài hành tinh” con trai nhà du hành giải thích, thậm chí [ông] đang bị chấn động về điều đó.
«Tôi không bao giờ tin những nguời ngoài hành tin, nhưng cha tôi đã lên Mặt trăng và cả cuộc đời làm việc cho NASA. Ông làm việc 20 năm ở Area 51 [khu vực bí mật của Mỹ]. Tôi không biết phải nghĩ gì, nhưng tôi phải nói cho Thế giới, chỉ trong truờng hợp [vịêc] đó là sự thật>>.
Đây không phải là lần đầu tiên một quan chức cấp cao tố cáo Obama có thể là nguời ngoài hành tinh. Cơ quan mật vụ của Iran cũng đã xác nhận câu truyện tuơng tự từ khi đuợc bầu năm 2008.

Chứng kiến kinh nghiệm cận tử giúp một bác sĩ vô thần thay đổi quan niệm

Trải nghiệm sau đây được chia sẻ bởi Joseph G., một viên chức cảnh sát tại Miami, Fla., trên website của Tổ chức Nghiên cứu Trải nghiệm cận kề cái chết.

Tôi đến phòng cấp cứu ở bệnh viện đó do biến chứng từ uốn ván. Lúc ở trong phòng cấp cứu, tôi được tiêm 2 mũi penicillin. Sau lần tiêm thứ 2, tôi rơi xuống sàn nhà.
Đột nhiên, tôi thấy bản thân mình bay bổng lên trần nhà, quan sát cảnh tượng hỗn loạn đang xảy ra trong phòng. Thân thể tôi đang ở trên băng ca co giật và rung lắc. Căn phòng đầy người đang chữa trị, thụi vào người tôi.
Ảnh minh họa
Người y tá đã tiêm cho tôi đang ngồi trên sàn nhà trong góc phòng, bấn loạn. Tôi thấy họ cầm máy kích điện, cố gắng để kích hoạt tim tôi, nhưng vô vọng. Tôi nghĩ rằng tôi nghe thấy ai đó nói rằng tôi đã chết.
Đột nhiên, người bác sỹ ấy chạy vào phòng, gạt mọi người ra. Ông mang theo ống tiêm với một mũi kim dài và đâm vào ngực tôi. Đó là điều cuối cùng tôi còn nhớ được.
Khoảng một tuần sau đó, tôi đột ngột tỉnh lại. Tôi ở trong một phòng bệnh viện. Khi tôi tỉnh dây, một bác sỹ đi vào phòng. Tôi nhận ra ông ấy là người mang ống kim tiêm. Lời đầu tiên tôi nói với ông ấy là “Tôi đoán là ông đã đến kịp thời.”
Ông ta hoàn toàn bất ngờ! Ông hỏi cô y tá là tôi đã nói chuyện với ai? Cô ấy nói với ông, “Không ai cả, anh ta vừa mới tỉnh lại sau hôn mê.” Ông dặn cô không cho phép ai nói chuyện với tôi, kể cả cô ấy, cho đến khi ông quay lại.
Khi quay lại, ông đi cùng một nhóm đông các bác sỹ. Ông yêu cầu tôi lặp lại những điều tôi vừa nói. Tôi nói lại. Ông nói rằng không có cách nào mà tôi thấy được ông ấy, rằng khi ấy tôi đã chết. Ông yêu cầu tôi thuật lại những điều khác mà tôi nhớ được. Tôi nói với họ tất cả những gì tôi nhớ và mô tả những gì mà mình thấy.
Tất cả họ đều bị sốc vì tôi đã chết trong suốt quá trình đó. Tôi nhớ rằng sau đó ông ấy nói rằng trước khi có sự việc của tôi, ông ta là một người vô thần. Nhưng bây giờ thì không.
Đây là một câu chuyện ở Miami Herald trước đây một thời gian khá lâu.
Từ đó đến nay, tôi không còn sợ cái chết. Thực ra tôi trông đợi điều ấy. Tôi cảm thấy Chúa trời đã không nhận tôi, bởi vì ông còn có sứ mệnh giành cho tôi.
Từ sự việc này, tôi còn trải qua nhiều chuyện mà có thể cướp đi sinh mạng của một người, nhưng không phải là tôi.
Chẳng hạn như, hiện nay, tôi đang hồi phục do bị gãy cổ. Ba đốt sống cổ đã bị gãy và thường thì nó làm người ta bị liệt.
Theo Vietdaikynguyen

Các “kỳ quan” sắp biến mất do thời tiết khắc nghiệt

Dưới tác động khắc nghiệt của thời tiết, rất nhiều di tích lịch sử trên thế giới đã và đang bị xuống cấp theo thời gian. Hãy cũng điểm lại một vài những địa danh, di tích lịch sử tiêu biểu có thể không vượt qua được “bài kiểm tra đáng sợ” của thời gian theo tổng hợp của trang Livescience dưới đây.
1. Đấu trường La Mã, Ý
Đấu trường La Mã đã được xây dựng trong khoảng năm 70 – 80 tại Rome, Ý. Đây từng là nơi các võ sĩ giác đấu La Mã (gladiator) có những trận chiến sinh tử. Ngày nay, Đấu trường La Mã được hơn 100 triệu người trên khắp thế giới bình chọn là một trong những kỳ quan thế giới mới.
Tuy nhiên, di tích lịch sử này hiện đang phải tiếp tục chiến đấu vì sự tồn vong của chính mình, với địch thủ không cân sức là thiên nhiên.
Theo lời nhà khí tượng học quốc tế Jim Andrews, nhiệt độ thấp, kèm băng tuyết thường xuyên xuất hiện tại Rome. Khi tuyết rơi, tuyết sẽ đọng lại trên mặt đá, rồi tan ra thành nước khi nhiệt độ tăng lên. Nước ngấm dần qua các kẽ đá và khi không khí lạnh tràn đến, nước sẽ đóng băng, thể tích tăng lên khiến đá bị nứt vỡ.
Ông cho rằng, yếu tố thiên nhiên khắc nghiệt sẽ dần đục khoét từng tảng đá của di tích, khiến kỳ quan hơn 1.900 năm tuổi sẽ sớm sụp đổ trong tương lai gần, nếu không có sự can thiệp của loài người.
2. Đền thờ thần Apollo Epicure, Hy Lạp
Đền Apollo Epicure là một trong khá nhiều đền thờ thần Apollo, do đây là một trong những vị thần quan trọng của Hy Lạp. Truyền thuyết kể rằng, ngôi đền được xây dựng vào khoảng những năm 420- 400 TCN, sau khi thần cứu dân chúng khỏi một bệnh dịch đang tàn phá toàn bộ vùng đất.
Đền Apollo Epicure tọa lạc trên một ngọn đồi của bán đảo Peloponnese, Hy Lạp, cao khoảng 1.131m trên mực nước biển.
Các
Theo lời Andrews, khu vực bán đảo Peloponnese tương đối ẩm ướt do địa hình đồi núi. Nhiệt độ trong mùa đông không xuống quá thấp. Tuy nhiên, ngôi đền lại nằm tại điểm gần như cao nhất bán đảo, nhiệt độ có thể đạt mức đóng băng vào mùa Đông.
Các nhà khảo cổ học cũng tìm thấy nhiều nước mưa đọng trong các lỗ thủng của đá cẩm thạch. Điều này đồng nghĩa, đền thờ Apollo cũng chịu nguy cơ tương tự Đấu trường La Mã của Ý – nhiệt độ xuống thấp khiến nước ngấm trong đá đóng băng, làm tăng thể tích khiến đá nứt vỡ.
3. Đài tưởng niệm Ulysses S. Grant, Mỹ
Đài tưởng niệm vị tướng Ulysses S. Grant – người đã giành chiến thắng trong cuộc Nội chiến năm 1861, đồng thời cũng là tổng thống thứ 18 của Hoa Kỳ được dựng lên ở Washington, D.C, Mỹ . Đài tưởng niệm được khởi công từ năm 1902, tọa lạc phía bên đường Tòa Quốc hội Hoa Kỳ (Capitol Building).
Các
Đây là một trong những ví dụ rõ ràng nhất về sự ảnh hưởng của mưa acid lên kim loại đồng. Bức tượng tổng thống Grant được làm chủ yếu bằng đồng, với một lượng nhỏ thiếc.
Lượng acid Carbonic có trong nước mưa sẽ phản ứng với đồng, tạo thành lớp CuCO3 màu xanh bao phủ bức tượng. Theo lời Andrews, với sự tác động của môi trường nóng ẩm, các phản ứng hóa học thậm chí diễn ra nhanh hơn. Hậu quả, tượng đài bằng đồng đã bị ăn mòn đáng kể.
May mắn thay, theo tin từ Công viên Quốc gia Mỹ, hàng năm đài tưởng niệm được phủ một lớp sáp, nhằm ngăn sự tiếp xúc trực tiếp của nước mưa.
4. Tượng Nữ thần Tự do, Mỹ
Tượng Nữ thần Tự do gần như là một biểu tượng của thành phố New York, Mỹ, nằm trên đảo Liberty – đảo Tự do tại cảng New York. Tượng nữ thần được khánh thành vào năm 1886, là một món quà của Pháp dành tặng Mỹ, nhằm công nhận “tinh thần bằng hữu được thành lập trong Cách mạng Mỹ”.
Các
Sau nhiều năm tiếp xúc với tự nhiên, tượng Nữ thần Tự do hiện đang phải chịu những ảnh hưởng nghiêm trọng. Do được làm hoàn toàn bằng đồng nên sau nhiều năm “tắm mưa”, bức tượng đã có một lớp kim loại màu xanh lục bao phủ bên ngoài.
Ô nhiễm không khí cũng góp phần đẩy quá trình ăn mòn hóa học. Năm 1937, nhà chức trách đã phải thực hiện tu sửa do nước rò rỉ ngấm vào bên trong bức tượng, đồng thời bảo trì thường xuyên nhằm bảo vệ bức tượng khỏi những tác động nghiêm trọng hơn từ thiên nhiên.
5. Tượng Nhân Sư -The Sphinx

Các
Được xây dựng từ rất lâu tại Ai Cập, vào thời kỳ Vương Triều Cổ (Old Kingdom), năm 2686 – 2134 TCN, tượng Nhân Sư hiện đã bị bào mòn nghiêm trọng theo thời gian.
Địa hình xung quanh tượng Nhân Sư dốc về phía Đông, đã khiến nước mưa tràn xuống chủ yếu từ phía Tây, khiến vùng đá khu vực này bị ăn mòn trong thời gian dài. Bên cạnh đó, nguồn nước ngầm mặn dưới lòng đất làm gia tăng độ ẩm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết cấu bức tượng.
Nhưng nước không phải là tác nhân duy nhất, mà còn gió và cát. Ông Andrews cho rằng, “Tốc độ gió trong sa mạc là khá lớn, khiến cát bị thổi bay, theo thời gian sẽ bào mòn bất kể thứ gì”.
Theo Khoahoc

Phát hiện tượng thần Apollo 2.500 tuổi

Một ngư dân người Palestine đã phát hiện ra bức tượng đồng của một vị thần Hy Lạp Apollo cách đây 2.500 năm ở vùng biển ngoài khơi Gaza.
 

Khi đang đánh cá vào mùa hè năm ngoái, ngư dân Jwdat Abu Ghrb đã nhìn thấy bức tượng nhưng lại nghĩ rằng đó là một xác chết Ông Jwdat Abu Ghrb kể lại ông cảm thấy sợ và vẫn không thể xác định rõ đó là cái gì. Ông đã gọi các thành viên trong gia đình đến giúp kéo “vật thể lạ” lên bờ và bị sốc khi nhận ra đó là một bức tượng đồng cỡ lớn của vị thần Apollo đã được 2.500 tuổi.
 - 1
Bức tượng đồng thần Apollo được cho rằng đã 2.500 tuổi. Ảnh: Wordpress
Theo cơ quan thẩm định vật cổ ở Gaza, bức tượng quý này nặng 450kg, cao 1,7 m. Ông Ghrb cho hay: “Tôi nghĩ bức tượng được làm bằng vàng và tôi sẽ trở nên giàu có nên đã đem về nhà giấu”. Tuy nhiên, chính quyền địa phương khi hay tin đã giành quyền kiểm soát bức tượng. Thậm chí, có người còn rao bán bức tượng trên trang eBay với giá khởi điểm 500.000 USD.
 - 2
Hình ảnh bức tượng thần Apollo bị rao bán trên trang eBay. Ảnh: WordPress
Cơ quan cổ vật và Bộ Nội vụ tại Gaza đã mở một cuộc điều tra về hành vi rao bán bức tượng một cách bất hợp pháp. Ông Ahmad Al- Burch, người đứng đầu bộ phận cổ vật tại Bộ Du lịch và cổ vật ở Gaza, nói: “Đó là việc làm trái luật khi rao bán tạo tác được tìm thấy ở các vùng lãnh thổ Palestine và Gaza”.
Giới chức chính phủ cam kết bức tượng sẽ không được bán đồng thời sẽ cho trưng bày “tác phẩm quý” này sau khi hoàn tất cuộc điều tra. Một số quan chức bảo tàng tại Geneva, Thụy Sĩ đã đề nghị sửa chữa cũng như bảo quản bức tượng đồng và lên kế hoạch “trình làng” nó tại Gaza. Về phần ông Ghrb và gia đình dường như đã không thể làm giàu như hy vọng ban đầu nhưng họ vẫn nhận được một phần thưởng cho phát hiện khiến các nhà khảo cổ khắp thế giới “vui mừng”.
Theo Xuân Mai (Người lao động/CNN)

Sunday, February 16, 2014

Phát hiện hầm tử thần chứa giếng máu 2.300 năm tuổi

Suốt hơn 2 thế kỷ, một bí mật đen tối, khủng khiếp đã bị vùi sâu bên trong các bức tường của vương quốc Bithynia cổ xưa, ngày nay là vùng Bursa, tây bắc Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong lúc khai quật phần còn lại của di tích 2.300 năm tuổi tại Bursa, các chuyên gia khảo cổ đã phát hiện một loạt căn hầm và các đường hầm từng được sử dụng để xử tử tù nhân. Bên trong những căn hầm cổ xưa, nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy nhiều phòng tra tấn, hố tử thần và thậm chí cả một chiếc giếng chứa đầy máu.
Khám phá có được khi nhà nghiên cứu İbrahim Yılmaz đến từ Đại học Uludağ (Thổ Nhĩ Kỳ) cùng các cộng sự tham gia một dự án lớn hơn nhằm hé lộ các thành lũy của đô thị cổ, nay là vùng Bursa. Các bức tường trải dài khoảng 3,4km quanh thành phố và chính quyền Bursa đang tài trợ việc phục hồi những cấu trúc có niên đại hàng thế kỷ này.
Ở vương quốc Bithynian cách đây 2.300 năm, các căn hầm chứa phòng tra tấn và hành quyết tù nhân được xây dựng ngay phía dưới móng nhà đang sinh sống của người dân. Ảnh: Shutterstock
Bên trong thành lũy cổ, nhóm nghiên cứu phát hiện những căn hầm bị chôn giấu phía dưới nền móng của các ngôi nhà cư dân thời xưa đang sống. Nhật báo Hurriyet dẫn lời ông Yimiz cho biết, những cấu trúc hầm ngầm dưới đất này được người xưa gọi chung là stucco và đều được kết nối với các tòa tháp giam giữ tù nhân.
Các đao phủ vào thời đó ở vương quốc Bithynian đều là những người câm và điếc. Họ sẽ chặt đầu của các tù nhân và ném chúng vào cái giếng máu trong hầm. Phần thi thể còn lại của tù nhân sẽ được trao trả lại cho họ hàng hoặc người thân.
Theo nhà nghiên cứu Yilmiz, các đao phủ cũng thường trục lợi bằng cách bán thi thể của người chết cho gia đình họ.
Các nhà khảo cổ và chính quyền Bursa đã lên kế hoạch biến hệ thống hầm ngầm và các hành lang nối kết trở thành một bảo tàng mở. Ông Yimiz tiết lộ, các công cụ tra tấn cũng sẽ được trưng bày ở đây và dự kiến sẽ chính thức mở cửa cho công chúng vào năm 2016.

Rồng – từ truyền thuyết đến hiện thực

Ai bảo rồng là loài vật hư cấu chỉ tồn tại trong truyền thuyết? Từ năm 1996, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã tìm thấy bộ xương hóa thạch nguyên vẹn của một con rồng với hai sừng nhọn, lỗ mũi to và hếch y hệt mô tả trong truyện cổ dân gian.


Rồng – từ truyền thuyết đến hiện thực, P1

Rồng – từ truyền thuyết đến hiện thực, P2
Di vật quý giá này được tìm thấy ở huyện tự trị dân tộc Miêu Quan Lĩnh, thuộc thành phố An Thuận, tỉnh Quý Châu vào năm 1996, cho đến nay vẫn giữ được dáng hình nguyên vẹn với tổng cộng 7,6 mét chiều dài, trong đó đầu dài 76 cm, cổ dài 54 cm, thân dài 2,7 mét và rộng 68 cm, khúc đuôi còn lại chiếm 3,7 mét.
Đầu rồng gần giống hình trụ tam giác, riêng khóe miệng đã kéo dài đến 43 cm, phần rộng nhất có bề ngang 32 cm. Sừng nhọn nhô lên từ đỉnh đầu, mỗi chiếc dài 27 cm và rất cân xứng với nhau. Chúng hơi cong và hơi nghiêng, trông càng giống y chang những hình ảnh được mô tả trong truyền thuyết.
Rồng Trung Quốc được coi là loài bò sát sống vào kỷ Tri-át cách đây khoảng 200 triệu năm. Là động vật lưỡng cư, chúng sống chủ yếu dưới nước và thi thoảng mới ngoi lên bờ. Thức ăn của chúng là cá và các loài bò sát nhỏ.
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc tìm thấy rồng hóa thạch có bộ sừng. Phát hiện này là chứng cớ khoa học quan trọng giúp giới khảo cổ lần tìm nguồn gốc loài rồng – một loài vật tưởng chừng chỉ có trong những tác phẩm hư cấu. Hiện những mẫu hóa thạch này vẫn đang được trưng bày tại Viện bảo tàng đời sống hóa thạch cổ đại ở thành phố An Thuận, tỉnh Quý Châu.

Hollow Earth – Trái đất rỗng – Sự sống trong lòng đất

Người ngoài hành tinh ở dưới lòng đất
Agartha (hoặc Shambalah, Shangri-La), ở Ấn Độ các bậc Đạo sư gọi bằng từ “Patala”; nó là tên của một thành phố huyền thoại nằm bên dưới trái đất, xuất phát từ niềm tin vào giả thuyết trái đất rỗng và có sự tồn tại một thế giới vô hình của khoa tôn giáo bí truyền.
Theo các nhà nhà văn của trường phái viễn tưởng thì cư dân của thành phố này không hẵn là sống trong lòng đất với các tầng đá nóng chảy, hay trong con tàu vũ trụ được thiết kế đặc biệt, mà họ tồn tại ở một thế giới chiều thứ tư, hay thứ năm…và nơi đó có cấu trúc vật chất khác hẵn nơi trú chân của nhân loại chúng ta.
Giả thuyết “Trái đất rỗng” (Hollow Earth) cho rằng có một mặt trời ở bên trong lòng đất, cùng sự tồn tại của người ngoài hành tinh, các thành phố, và những nền văn minh bí ẩn. Nếu có sự liên kết giữa khoa học và viễn tưởng thì biết đâu sẽ có sự khám phá bất ngờ. Chẳng hạn như các con sông băng nằm ở hai cực, nếu chúng tan chảy hết thì người ta sẽ tìm thấy con đường đi vào vương quốc trong lòng đất.
Giả thuyết “Trái đất rỗng” bị các nhà khoa học địa lý bác bỏ vào cuối thế kỷ 18, nhưng không vì thế mà làm suy giảm niềm tin vào sự bí ẩn của thiên nhiên và tồn tại một thế lực siêu hình chi phối hoạt động của người trái đất. Nhiều giả thuyết nói người ngoài hành tinh không sống ở đâu xa trong vũ trụ, mà họ tồn tại ở bên lòng trái đất với trình độ khoa học phát triển cực kỳ tinh vi.
Những giả thuyết thời cổ
Thời cổ đại, khái niệm về sự tồn tại một thế giới khác loài người có ở Hy Lạp, Bắc Âu, thuyết Địa ngục của Kitô giám, thuyết Âm ty của người Do Thái (với các tác phẩm của Zohar và Hesed L’Avraham).
Năm 1692, Edmond Halley đưa ra giả thuyết Trái đất gồm có lớp vỏ rỗng dày 800km, và hai hành tinh bên trong có đường kính gần bằng sao Kim, sao Hỏa, hay sao Thủy. Mỗi hành tinh trong trái đất có từng loại khí riêng, và quay với tốc độ khác nhau. Lớp khí bên trong sáng như dạ quang và khi thoát ra bên ngoài vỏ trái đất tạo ra hiện tượng Bắc Cực quang (ánh sáng nhiều màu thường thấy trên bầu trời Bắc Cực).
De Camp và Ley cũng đưa ra giả thuyết Trái đất rỗng và bên trong có hành tinh khác, một mặt trời ở bên trong có đường kính khoảng 1,000m và một nền văn minh phát triển.
Năm 1818, John Cleves Symmes cho rằng Trái đất ba gồm một lớp vỏ dày 1,300 km và khối rỗng bên trong khoảng 2,300 km, có tồn tại 4 lục địa và đường vào vương quốc này chính là ở hai đầu cực của địa cầu. Symmes là người nổi tiếng nhất trong số những học giả đưa ra thuyết “Trái đất rỗng”, ông từng đứng đầu nhóm có dự định thám hiểm Bắc Cực để tìm đường vào lòng đất, nhưng sau đó bị tân Tổng thống Hoa Kỳ, Andrew Jackson, ra lệnh đình chỉ cuộc khảo sát.
B4INREMOTE-aHR0cDovLzQuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1IVjRhamEtb0VNWS9Vdk50d1lxeGhQSS9BQUFBQUFBQUxkTS9ydUpHa0hSQnR4QS9zMTYwMC9zaGFtYmFsYS5KUEc=
Có một mặt trời ở trung tâm, và các lục địa xung quanh nó
Mặc dù bản thân Symmes chưa từng viết một cuốn sách nào về thuyết “Trái đất rỗng” nhưng nhiều tác giả đã lấy cảm hứng từ ý tưởng của ông để viết sách, như McBride với cuốn “Theory of Concentric Spheres” xuất bản năm 1826, hay Reynolds với bài viết “Mấy điều quan trọng của thuyết Symmes” xuất bản trên tạp chí American Quarterly Review.
Jeremiah Reynolds cũng từng tin vào giả thuyết này và đã tổ chức một cuộc thám hiển đi Nam Cực nhưng lại không tham gia vào đoàn thám hiểm Great U.S. Exploring Expedition của Mỹ – những người tin vào lập luận của ông – vào năm 1883-1842.
Năm 1868, Giáo sư W.F. Lyons xuất bản cuốn “The Hollow Globe” với ý tưởng cùng giả thuyết của Symmes, nhưng không nhắc gì tới đề xuất trước đây của Symmes. Sau đó con trai Symmes, Americus cũng đã cho ra đời quyển “The Symmes’ Theory of Concentric Spheres”, nhắc lại những công bố của cha mình khi còn sống.
Adolf Hitler và công trình xuyên lòng đất
Adolf Hitler đã từng lập ra hội Thule nhằm nghiên cứu và cho tiến hành xây dựng ở Nam Cực một con đường vào lòng đất theo giả thuyết của người Tây Tạng.
Năm 1944, Đô đốc Dönitz có bài phát biểu trước hạm đội tàu ngầm của Đức quốc xã rằng, người Đức vô cùng tự hào khi đã xây dựng cho Đức quốc trưởng một pháo đài vô hình, và ông ấy muốn đi mọi nơi trên trái đất này một cách tùy thích. Sau đó, trong phiên tòa xét xử tại Nürnberg, Dönitz đã xác nhận người Đức có xây dựng một pháo đào ở giữa lớp băng đá.
Có lẽ Hitler muốn tạo ra một đội quân thần tốc kiểu như người Atlantis xưa, và ông ta chẳng có phương pháp nào ngoài việc tin vào các truyền thuyết? Thậm chí một số giả thuyết còn cho biết thêm, vào những ngày cuối cùng khi bại trận hoàn toàn, Hitler và các thành viên tín cẩn đã đào tẩu bằng cánh cửa ngầm ở Nam Cực, nơi người Đức từng bỏ công xây dựng.
B4INREMOTE-aHR0cDovLzEuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1wNFVaYXQ2amxZWS9VcTV1TXlaNEpZSS9BQUFBQUFBQUtkMC8tWm1ZNjF5RExFMC9zMTYwMC9Ib2xsb3crZWFydGguanBnĐường vào vương quốc dưới lòng đất nằm ở hai cực
Hội nghiên cứu “Trái đất rỗng” ở Ontario, Canada, tin rằng cánh cửa này đến nay vẫn còn tồn tại. Sau chiến tranh, quân Đồng Minh phát hiện có hơn 2,000 nhà khoa học người Đức và Ý đã biến mất cùng với gần một triệu người đang làm việc ở Nam Cực. Câu chuyện ngày càng kỳ bí hơn với thông tin “rò rĩ”, các đĩa bay hoàn thiện do Đức quốc xã thiết kế được người trong lòng đất bày vẻ.
Vào năm 2005, nhóm Steven Currey Expeditions đã đi Bắc Cực với mục đích khám phá con đường bí mật vào lòng đất. Sau đó người đứng đầu của nhóm đã có cuộc nói chuyện với nhà văn Brooks A. Agnew, cùng hơn 100 nhà khoa học, và các nhà làm phim trong năm 2009.
Đầu thế kỷ XX, William Reed trong quyển sách “Phantom of the Poles” xuất bản năm 1906, cũng ủng hộ lý thuyết “Trái đất rỗng” nhưng ông tin bên trong lòng đất không tồn tại lục địa hay mặt trời.
Năm 1913, nhà văn Marshall Gardner viết quyển “A Journey to the Earth’s Interior” với niềm tin có một mặt trời ở trong lòng đất, thậm chí ông còn đăng ký quyền sở hữu ý tưởng đầy táo bạo của mình. Gardner không nhắc gì đến những người đưa giả thuyết “Trái đất rỗng” trước mình như Reed, hay Symmes. Cũng trong thời gian này nhà văn Vladimir Obruchev cũng viết quyển tiểu thuyết với nội dung bên trong lòng đất có một mặt trời, tồn tại sự sống, và lối vào là một con đường ở Bắc Cực.
Còn nhiều nhà văn khác với giả thuyết đường vào lòng đất nằm ở các vị trí như Tây Tạng, Peru, vùng núi ở California…Họ ủng hộ niềm tin ở dưới lòng đất tồn tại một cảnh giới thuộc chiều không gian thứ tư, hay đó chính là quê hương của các UFO thường hay xuất hiện trên trái đất xưa nay.
Giả thuyết của các tôn giáo
Trong Thiên Chúa giáo, giả thuyết về thế giới vô hình được George Willis Emerson (1856-1918) đưa ra trong quyển “The Smoky God (1908)”, với lời kể chuyện của thủy thủ người Na Uy, Olaf Jansen. Tác phẩm đề cập đến hành trình của Jansen đến Bắc Cực và tìm ra một con đường bí ẩn xuyên được vào tâm Trái đất. Trong hai năm ông ta sống cùng người trong lòng đất, họ có chiều cao 12 feet, thế giới đó trùm phủ một màn sương, và trung tâm thành phố có tên “vườn Eden”. Emerson không sử dụng cái tên “Agartha” quen thuộc, mà ông dùng từ “Agarthan” khi cho rằng họ có sự giao thoa giữa hai nền văn minh Jansen và Agartha.
Theo các giáo lý bí truyền, Shamballa là thủ đô của vương quốc trong lòng đất, là một trong số các hành tinh nhỏ tồn tại nhờ hệ sinh thái nằm ngay dưới lớp vỏ Trái đất hoặc ẩn trong các ngọn núi lớn. Những trận đại hồng thủy và chiến tranh diễn ra trong quá khứ đã vùi nhiều lục địa xuống bên dưới vương quốc này, như trận chiến kinh hoàng có sử dụng bom nguyên tử giữa người Atlantis và người Lemuria khi xưa. Các sa mạc Sahara, Gobi, Outback, và phía Tây Nam nước Mỹ được cho là còn lưu lại tàn tích xây dựng nhân tạo. Các lục địa bên trong lòng đất dùng để lưu trữ các kinh văn cổ, tài liệu công nghệ khoa học… có từ thời khai thiên lập địa.
Nhiều giả thuyết nói, trung tâm lục địa Lemuria nằm ở sa mạc Gobi (Mông Cổ) đã bị người Atlantis phá hủy bằng bom nhiệt hạch, và chỉ còn hai đô thị vệ tinh là Agartha Alpha và Beta là may mắn thoát khỏi sự hủy diệt.
Cư dân Agartha được xem là có kiến thức khoa học và tâm linh vượt xa người sống trên bề mặt Trái đất, và hiện nay họ sống hòa bình trong lòng đất và tránh mọi sự liên can đến con người chúng ta.
f
B4INREMOTE-aHR0cDovLzMuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1lLWtXeVhHa2xfVS9Vdk53QkRodmZlSS9BQUFBQUFBQUxkVS9uQzlma3daYnkzVS9zMTYwMC9Ta2FydGFyaXNfMDQuanBn
Mô hình thế giới Agartha
Các giả thuyết của tôn giáo nói không có con đường vào lòng đất bằng công nghệ khoa học, nó nằm ngoài sự hiểu biết của chúng ta hiện nay.
Người Tây Tạng tin Agartha hay Shambala là tàng thư lưu trữ kinh sách cổ xưa và đường vào nằm ở dưới đáy các dòng sông, ao hồ… tại đó có một hang động cổ đại và nhiều nhánh phụ dẫn đi khắp các lục địa châu Á và thậm chí còn cho phép đi xa hơn thế nữa.
Patala và truyền thuyết của người Hindu
Trong trường ca Ramayana nổi tiếng của người Hindu có kể về câu chuyện vị hóa thân Rama, người đến từ vương quốc Agartha. Hay những truyền thuyết về cuộc chiến với các chiến binh Agharta, những người có trình độ kỷ thuật cao, cũng như tính khí ngạo nghễ với loài người.
Người Ấn tin đường vào vương quốc Bhogavati nằm ở đâu đó trong dãy Himalaya, và nó được đặt ở Patala (hay Patal), tức bảy vùng thấp của vũ trụ, là nơi trú ngụ của rắn Nagas, Danavas (con của quỷ Danu), Daityas (con quỷ của Diti) và Yakshas.
Người Hindu phân vũ trụ ra làm ba thế giới: Svarga – bảy tầng trời, Prithvi – cõi trần, và Patala – thế giới dưới lòng đất.
Kinh Purana có viết về chuyến thăm của Thánh Narada đến Patala, Ngài mô tả nơi đây đẹp hơn cõi trời (Svarga), với nhiều đồ trang sức lộng lẫy, cây cối xanh tươi, hồ nước như ngọc bích, và những yêu nữ xin đẹp. Không khí phảng phất hương thơm ngào ngạt, đất chỉ có màu trắng, đen, tím; cát vàng, và đá giống như vàng.
Kinh Purana Bhagavata gọi đó là thiên đường trong lòng đất, và chúng được coi là hành tinh hay chuổi hành tinh. Nơi đây có nhiều vùng đất được mô tả với sự giàu có, niềm vui sướng, không có sự thù hằn, không có tuổi già, không có lao động, không có bệnh tật và đẹp hơn bất cứ nơi nào trong vũ trụ, gồm cả cõi thiên. Dù không có ánh mặt trời ở các cõi thấp hơn nhưng bóng tối bị xua tan bởi vàng bạc châu báu có ở Patala
B4INREMOTE-aHR0cDovLzMuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy01UWJ4RG1nUGY1OC9Vdk54NUlfSWloSS9BQUFBQUFBQUxkZy9FRmJuakZZV1pXYy9zMTYwMC9yJUUxJUJBJUFGbit0aCVFMSVCQSVBN24rTmFnYSsyLmpwZw==
Rắn Naga sống ở cõi thấp Patala, gọi là Naga-loka
Cũng theo kinh Purana, Patala nằm bên dưới mặt đất khoảng 70 ngàn Yojanas (một đơn vị đo), các cõi từ cao xuống thấp có tên là Atala, Vitala, Sutala, Talatala, Mahatala, Rasatala và Patala.

Điểm lại những vụ mất tích khó hiểu nhất thế kỷ 20

Sự mất tích bí ẩn của ông trùm rạp hát Ambrose Small hay nữ phi công Amelia Earhart vẫn luôn là bài toán hóc búa với cảnh sát…
Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, trang thiết bị hiện đại, cảnh sát ngày nay có thể truy tìm tung tích của tên tội phạm lẩn trốn hay đối tượng bị mất tích. Thế nhưng, trong quá khứ lại không như vậy, có rất nhiều trường hợp con người biến mất một cách bí ẩn khiến nhà chức trách cũng phải bó tay…
Cùng điểm lại một vài vụ mất tích bí ẩn nhất trong lịch sử ở thế kỷ XX, theo tổng hợp từ trang Cracked dưới đây.

1. Ông trùm rạp hát Ambrose Small

Trường hợp đầu tiên thuộc về ông trùm rạp hát người Canada - Ambrose Small. Sống vào những thập niên đầu tiên của thế kỷ XX, người đàn ông này nổi tiếng vì sở hữu hầu hết các rạp hát ở miền Đông Canada.
Ông có một cuộc sống đáng mơ ước cùng một người vợ cũng khá giả – được thừa kế một nhà máy bia từ cha. Tuy nhiên, tính cách Ambrose Small chẳng hề dễ chịu chút nào, ông mê cờ bạc, mê gái và kỳ thị người nghèo.
Điểm lại những vụ mất tích khó hiểu nhất thế kỷ 20
Chân dung ông trùm nhà hát Canada nửa đầu thế kỷ XX
Năm 1919, Ambrose bất ngờ có một quyết định khó hiểu, bán toàn bộ lượng tài sản mình sở hữu và thu về 1,7 triệu USD (khoảng 34 tỷ VNĐ theo tỷ giá hiện tại). Sau chuyện này, ông đột nhiên mất tích, không một dấu vết. Điều kỳ lạ là số tiền vẫn còn nguyên vẹn, chẳng hề có dấu hiệu bị cướp phá gì.
Điểm lại những vụ mất tích khó hiểu nhất thế kỷ 20
Grand Opera House (Toronto) – một nhà hát từng thuộc sở hữu của Ambrose Small
Vợ của Ambrose trở thành nghi phạm số 1, song do không có bằng chứng nên bà đã được chứng minh là trong sạch. Trong nỗ lực tìm kiếm ông trùm rạp hát, cảnh sát Canada đã nhờ tới các nhà tâm linh, song cũng không thu được kết quả.
Vụ mất tích của Ambrose được đóng hồ sơ vào thập niên 1960 với giả thuyết là ông này đã mất trí nhớ và tự ở ẩn với mọi người. Về phần số tiền của Ambrose, nó đã được quyên tặng tất cả cho nhà thờ.

Thông báo mất tích của Ambrose Small

2. Thẩm phán Joseph Force Crater

Joseph Force Crater là một thẩm phán nổi tiếng ở New York thập niên 30 của thế kỷ XX. Ông làm việc tại Tòa án tối cao New York và được Franklin D. Roosevelt (người trở thành tổng thống Mỹ sau đó) vô cùng trọng dụng.
Điểm lại những vụ mất tích khó hiểu nhất thế kỷ 20
Tuy nhiên, Joseph lại mất tích bí ẩn đúng vào lúc đỉnh cao của sự nghiệp. Cuối tháng 7/1930, sau chuyến nghỉ hè với vợ ở Belgrade, Joseph nhận được một cuộc điện thoại kỳ lạ mà không hề cho vợ biết nội dung của nó.
Sau đó, ông đi tới Atlantic với tình nhân Sally Lou Ritz. Ông báo cho vợ biết, mình sẽ trở về New York giải quyết công việc và hứa sẽ về nhà vào ngày sinh nhật mùng 9/8 của vợ mình.
Điểm lại những vụ mất tích khó hiểu nhất thế kỷ 20
Mọi chuyện không diễn ra như dự kiến. Sáng ngày 6/8, Joseph dành nguyên 2 tiếng trong phòng làm việc tại tòa án, sau đó ông rút 70.777 USD (khoảng 1,4 tỷ VNĐ) trong quỹ cá nhân ra. Tối đó, sau khi xem xong chương trình ở nhà hát Belasco và ăn tối cùng vài người bạn, ông đột nhiên mất tích.
Điểm lại những vụ mất tích khó hiểu nhất thế kỷ 20
Vợ của Joseph Force Crater và thông báo tìm chồng mất tích
Nhưng thật kỳ lạ, 10 ngày sau khi Joseph mất tích, vợ ông mới phát giác và đi báo cảnh sát. Không dấu vết, không bằng chứng, cuối cùng hồ sơ về vụ mất tích này chính thức khép lại.
Không ai biết giờ này Joseph Force Crater còn sống hay đã chết nên người dân New York gọi ông là “The Missingest Man in New York” (tạm dịch là: Người đàn ông mất tích bí ẩn nhất New York).

3. Nữ phi công Amelia Earhart

Nhắc tới Amelia Earhart, cả thế giới sẽ nhớ ngay tới hình ảnh một trong những nữ phi công tài năng nhất thế giới. Bà là người đầu tiên nhận được huân chương Distinguished Flying Cross của Hoa Kỳ, chứng nhận là người phụ nữ đầu tiên bay xuyên Đại Tây Dương. Không chỉ thế, bà còn là một nhà văn, người đi đầu trong tổ chức các phi công nữ The Ninety -Nines của Mỹ.
Điểm lại những vụ mất tích khó hiểu nhất thế kỷ 20
Với tính cách ưa phiêu lưu, mạo hiểm, năm 1937, Amelia tuyên bố sẽ bay vòng quanh Trái đất với chiếc Lockheed Model 10 Electra. Nói là làm, ngay trong năm đó, cuộc hành trình của nữ phi công bắt đầu. Tuy nhiên, bà đã mất tích khi đang bay ở trung tâm Thái Bình Dương, gần đảo Howland.
Điểm lại những vụ mất tích khó hiểu nhất thế kỷ 20
Nghi ngờ bà đã tử nạn, chính quyền Mỹ đã bỏ ra rất nhiều công sức và tiền bạc để tìm kiếm thi thế bà cùng chiếc máy bay. Song tất cả đều không thu được gì, dù là một dấu tích nhỏ nhất. Năm 1939, người ta chính thức thông báo Amelia Earhart đã tử nạn.
Điểm lại những vụ mất tích khó hiểu nhất thế kỷ 20
Sau chuyến bay, không ai còn cơ hội gặp lại Amelia Earhart nữa
Tháng 12/2010, câu chuyện về Amelia lại một lần dậy sóng khi một đoàn sinh viên đại học tìm thấy hài cốt của một phụ nữ trẻ trên đảo Nikumaroro (Phoenix, Kiribati). Người ta đã tiến hành xét nghiệm AND, tuy nhiên, họ vẫn không đủ chắc chắn để kết luận xem đó có phải là Amelia Earhart nổi danh hay không. Do đó, tung tích của Amelia vẫn là điều bí ẩn.
Theo Trí Thức Trẻ

Bí ẩn “đám mây giết chết nghìn người” giữa hồ nước

Hồ Nyos là một hồ tĩnh nằm ở phía Tây Bắc của Cameroon, cách thủ đô Yaounde khoảng 300km. Đây là một hồ có cảnh vật vô cùng đẹp nhưng lại ẩn chứa bên trong khả năng chết chóc đáng sợ…

Bí ẩn thảm họa năm 1986
Trước năm 1986, hồ Nyos là khu vực cư trú của nhiều bộ lạc thiểu số. Họ dùng nguồn nước trong hồ để sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, vùng đất phía Nam của hồ rất màu mỡ, thuận tiện cho việc chăn thả gia súc cũng như trồng cây lương thực.
Điều này khiến cho số lượng dân cư ở Nyos tăng cao và ai cũng cho rằng, đây chính là một vùng đất hứa. Thế nhưng đó chỉ là suy nghĩ trước ngày định mệnh 21/8/1986.
Bí ẩn "đám mây giết chết nghìn người" giữa hồ nước 1
Nyos là một hồ đẹp hiếm có nhưng lại mang trong mình hiểm họa chết người.
Ngày định mệnh này xảy ra khi cả làng đang rất hạnh phúc vì được mùa ngô. Nhưng trong tối ngày 21/8/1986, họ nghe thấy một tiếng nổ lớn ở gần hồ. Ngay sau đó, những tiếng nổ kéo dài hơn, khoảng vài chục giây, mọi người liền chạy vội ra ngoài và nhìn về phía hồ.
Trước mặt họ là một cột nước khổng lồ được bao bọc bởi đám khói trông tựa như mây trắng đang thoát ra từ lòng hồ. Từ đây, các “đám mây” đã bốc lên đến gần 100m, bao phủ một vùng rộng lớn ở trên cao.
Bí ẩn "đám mây giết chết nghìn người" giữa hồ nước 2
Các “đám mây” nặng nề này dần hạ thấp xuống, tấn công vào các khu định cư. Người dân trong vùng ngay lập tức bị ảnh hưởng một cách khó hiểu, một số người trở nên điên dại, mất ý thức, số khác ho liên tục. Súc vật bỗng nhiên lăn đùng ra chết, trong đó có hàng nghìn con bò, dê.
 Bí ẩn "đám mây giết chết nghìn người" giữa hồ nước 3
Đen đủi thay, vào thời khắc đó gió thổi khá mạnh, khiến cho đám mây nguy hiểm đến khó hiểu kia lan tỏa ra nhanh hơn và bao phủ nhiều ngôi làng quanh hồ Nyos. Những người đang khỏe mạnh bỗng nhiên ngã gục xuống, bị tê liệt và co giật, trẻ em ngưng thở ngay tức khắc, nhiều chú chim từ trên trời rơi xuống đất đầy ghê rợn.
Đám mây giết người tiếp tục trải rộng một vùng lên đến 25km quanh hồ. Chỉ trong vòng vài giờ đồng hồ, con số thương vong đã lên tới 1.700 người. Mười ngày sau, người ta vẫn tìm thấy xác chết trong vòng 10km quanh hồ.
Hàng nghìn con gia súc bị chết, một số người bị hôn mê kéo dài, có người mãi 36 tiếng đồng hồ sau mới hồi tỉnh và bàng hoàng nhận ra nơi yên bình trước đây đã trở thành địa ngục.
Lời giải khoa học cho hiện tượng bí ẩn trên
Sau thảm họa xảy ra ở hồ Nyos, các nhà khoa học tìm thấy trên cơ thể những người sống nhiều vết thương kỳ lạ. Đa phần trên cánh tay họ có vết bỏng, nhưng điều kì lạ là không một ai cảm giác được vết thương. Dường như, hệ thần kinh của họ đã bị đốt cháy, làm cho tê liệt bởi đám mây lạ lùng kia.
Ban đầu, các nhà khoa học cho rằng đây chính là kết quả của một vụ phun trào núi lửa. Vì chỉ có một núi lửa mới gây nổ, tạo ra chất khí có thể gây ra những vết bỏng như vậy. Quả thật, hồ Nyos được hình thành trên miệng của một núi lửa và trong chuỗi núi lửa đã tắt ở Cameroon, vẫn còn nhiều ngọn hay hoạt động trở lại bất ngờ.
Tuy nhiên, sau khi đo nhiệt độ nước trong hồ, các nhà khoa học bỗng nhận ra tất cả đều bình thường, không có hiện tượng nước nóng lên do tác động của dung nham núi lửa.
Bí ẩn "đám mây giết chết nghìn người" giữa hồ nước 5
Họ cũng không tìm thấy bất cứ sự không bình thường nào về hàm lượng các hợp chất thường thấy khi núi lửa phun trào trong nước hồ Nyos. Lạ lùng hơn, nhiệt độ của hồ cho thấy chúng thực sự mát lạnh hơn cả bình thường chứ không phải đã được làm nóng sau một vụ phun trào.
Mọi chuyện dần đi vào bế tắc cho đến khi một giả thuyết được đưa ra, đó là khí CO2. Trong lúc phân tích mẫu nước hồ, các nhà khoa học đã phát hiện hàm lượng cao bất thường của CO2 sâu trong lòng đất.
Một nhà địa chất đã đo mực nước trong hồ Nyos và thấy, nó giảm khoảng 1m sau thảm họa. Ông cho rằng, lượng nước giảm sút ở hồ Nyos tương đương trọng lượng của khoảng 1,7 triệu tấn CO2.
Bí ẩn "đám mây giết chết nghìn người" giữa hồ nước 6
Đây chính là lời giải thích cho mọi câu hỏi mà các nhà khoa học đã bận tâm. Các chuyên gia địa chất đã kết luận, hồ Nyos vốn nằm trên miệng núi lửa, được hình thành trong quá trình nguội đi của núi lửa nên đã tích tụ lượng CO2 thoát ra nằm âm ỉ hàng trăm năm trong đáy hồ.
Tuy nhiên, do sự thay đổi địa chất nên lớp nước bề mặt chìm xuống dưới, đồng thời nước từ dưới đáy đẩy lên trên. Khí CO2 từ trạng thái hòa tan sẽ thoát ra ngoài giống như các bọt khí nổi lên từ một chai nước bị mở nắp.
Bí ẩn "đám mây giết chết nghìn người" giữa hồ nước 7
Thí nghiệm chứng minh lại thảm họa là do khí CO2.
Những bong bóng khí đó cuốn nước lên cao, khi lên khỏi mặt nước chúng bùng lên thành một cột nước khổng lồ và nổ tung. Từ đó, CO2 thoát ra tựa như những đám mây.
Vì CO2 nặng hơn không khí nên các đám mây độc đã bao trùm xung quanh, làm giảm hàm lượng Oxy xuống mức đáng báo động dẫn đến ngay lập tức, mọi người ngạt thở. Số người còn lại trở nên mất tự chủ, hệ thần kinh bị tê liệt do ngộ độc CO2.
Những người khỏe mạnh may mắn hơn, cầm cự được 10-15 phút để chạy ra khỏi nơi nguy hiểm. Ngoài ra, trong đáy hồ còn có chứa lưu huỳnh, chất này cuốn theo CO2 gây ra nhiều vết bỏng đáng sợ.
Bí ẩn "đám mây giết chết nghìn người" giữa hồ nước 8
Sau thảm họa năm 1986, hồ Nyos được mệnh danh là hồ giết người, khiến chính phủ buộc người dân trong các làng ở quanh hồ phải di rời đi nơi khác. Tuy nhiên, nhiều vùng đất phía Nam của hồ Nyos màu mỡ vẫn thu hút khá nhiều người dân tới sinh sống, bất chấp thảm họa và sự nghiêm cấm của chính quyền.
Các nhà khoa học đã đưa ra lời cảnh báo, với tình hình thời tiết diễn ra bất ổn, rất có thể, một thảm họa còn ghê rợn hơn sẽ xảy đến chỉ trong vài năm tới.
Theo Kenh14
Powered by Blogger.
Các con vật cho bé học, video dạy bé học nói, các con vật thân quen,các con vật giúp bé học nói