Agartha (hoặc Shambalah, Shangri-La), ở Ấn Độ các bậc Đạo sư gọi bằng từ “Patala”; nó là tên của một thành phố huyền thoại nằm bên dưới trái đất, xuất phát từ niềm tin vào giả thuyết trái đất rỗng và có sự tồn tại một thế giới vô hình của khoa tôn giáo bí truyền.
Theo các nhà nhà văn của trường phái viễn tưởng thì cư dân của thành phố này không hẵn là sống trong lòng đất với các tầng đá nóng chảy, hay trong con tàu vũ trụ được thiết kế đặc biệt, mà họ tồn tại ở một thế giới chiều thứ tư, hay thứ năm…và nơi đó có cấu trúc vật chất khác hẵn nơi trú chân của nhân loại chúng ta.
Giả thuyết “Trái đất rỗng” (Hollow Earth) cho rằng có một mặt trời ở bên trong lòng đất, cùng sự tồn tại của người ngoài hành tinh, các thành phố, và những nền văn minh bí ẩn. Nếu có sự liên kết giữa khoa học và viễn tưởng thì biết đâu sẽ có sự khám phá bất ngờ. Chẳng hạn như các con sông băng nằm ở hai cực, nếu chúng tan chảy hết thì người ta sẽ tìm thấy con đường đi vào vương quốc trong lòng đất.
Giả thuyết “Trái đất rỗng” bị các nhà khoa học địa lý bác bỏ vào cuối thế kỷ 18, nhưng không vì thế mà làm suy giảm niềm tin vào sự bí ẩn của thiên nhiên và tồn tại một thế lực siêu hình chi phối hoạt động của người trái đất. Nhiều giả thuyết nói người ngoài hành tinh không sống ở đâu xa trong vũ trụ, mà họ tồn tại ở bên lòng trái đất với trình độ khoa học phát triển cực kỳ tinh vi.
Những giả thuyết thời cổ
Thời cổ đại, khái niệm về sự tồn tại một thế giới khác loài người có ở Hy Lạp, Bắc Âu, thuyết Địa ngục của Kitô giám, thuyết Âm ty của người Do Thái (với các tác phẩm của Zohar và Hesed L’Avraham).
Năm 1692, Edmond Halley đưa ra giả thuyết Trái đất gồm có lớp vỏ rỗng dày 800km, và hai hành tinh bên trong có đường kính gần bằng sao Kim, sao Hỏa, hay sao Thủy. Mỗi hành tinh trong trái đất có từng loại khí riêng, và quay với tốc độ khác nhau. Lớp khí bên trong sáng như dạ quang và khi thoát ra bên ngoài vỏ trái đất tạo ra hiện tượng Bắc Cực quang (ánh sáng nhiều màu thường thấy trên bầu trời Bắc Cực).
De Camp và Ley cũng đưa ra giả thuyết Trái đất rỗng và bên trong có hành tinh khác, một mặt trời ở bên trong có đường kính khoảng 1,000m và một nền văn minh phát triển.
Năm 1818, John Cleves Symmes cho rằng Trái đất ba gồm một lớp vỏ dày 1,300 km và khối rỗng bên trong khoảng 2,300 km, có tồn tại 4 lục địa và đường vào vương quốc này chính là ở hai đầu cực của địa cầu. Symmes là người nổi tiếng nhất trong số những học giả đưa ra thuyết “Trái đất rỗng”, ông từng đứng đầu nhóm có dự định thám hiểm Bắc Cực để tìm đường vào lòng đất, nhưng sau đó bị tân Tổng thống Hoa Kỳ, Andrew Jackson, ra lệnh đình chỉ cuộc khảo sát.
Mặc dù bản thân Symmes chưa từng viết một cuốn sách nào về thuyết “Trái đất rỗng” nhưng nhiều tác giả đã lấy cảm hứng từ ý tưởng của ông để viết sách, như McBride với cuốn “Theory of Concentric Spheres” xuất bản năm 1826, hay Reynolds với bài viết “Mấy điều quan trọng của thuyết Symmes” xuất bản trên tạp chí American Quarterly Review.
Jeremiah Reynolds cũng từng tin vào giả thuyết này và đã tổ chức một cuộc thám hiển đi Nam Cực nhưng lại không tham gia vào đoàn thám hiểm Great U.S. Exploring Expedition của Mỹ – những người tin vào lập luận của ông – vào năm 1883-1842.
Năm 1868, Giáo sư W.F. Lyons xuất bản cuốn “The Hollow Globe” với ý tưởng cùng giả thuyết của Symmes, nhưng không nhắc gì tới đề xuất trước đây của Symmes. Sau đó con trai Symmes, Americus cũng đã cho ra đời quyển “The Symmes’ Theory of Concentric Spheres”, nhắc lại những công bố của cha mình khi còn sống.
Adolf Hitler và công trình xuyên lòng đất
Adolf Hitler đã từng lập ra hội Thule nhằm nghiên cứu và cho tiến hành xây dựng ở Nam Cực một con đường vào lòng đất theo giả thuyết của người Tây Tạng.
Năm 1944, Đô đốc Dönitz có bài phát biểu trước hạm đội tàu ngầm của Đức quốc xã rằng, người Đức vô cùng tự hào khi đã xây dựng cho Đức quốc trưởng một pháo đài vô hình, và ông ấy muốn đi mọi nơi trên trái đất này một cách tùy thích. Sau đó, trong phiên tòa xét xử tại Nürnberg, Dönitz đã xác nhận người Đức có xây dựng một pháo đào ở giữa lớp băng đá.
Có lẽ Hitler muốn tạo ra một đội quân thần tốc kiểu như người Atlantis xưa, và ông ta chẳng có phương pháp nào ngoài việc tin vào các truyền thuyết? Thậm chí một số giả thuyết còn cho biết thêm, vào những ngày cuối cùng khi bại trận hoàn toàn, Hitler và các thành viên tín cẩn đã đào tẩu bằng cánh cửa ngầm ở Nam Cực, nơi người Đức từng bỏ công xây dựng.
Hội nghiên cứu “Trái đất rỗng” ở Ontario, Canada, tin rằng cánh cửa này đến nay vẫn còn tồn tại. Sau chiến tranh, quân Đồng Minh phát hiện có hơn 2,000 nhà khoa học người Đức và Ý đã biến mất cùng với gần một triệu người đang làm việc ở Nam Cực. Câu chuyện ngày càng kỳ bí hơn với thông tin “rò rĩ”, các đĩa bay hoàn thiện do Đức quốc xã thiết kế được người trong lòng đất bày vẻ.
Vào năm 2005, nhóm Steven Currey Expeditions đã đi Bắc Cực với mục đích khám phá con đường bí mật vào lòng đất. Sau đó người đứng đầu của nhóm đã có cuộc nói chuyện với nhà văn Brooks A. Agnew, cùng hơn 100 nhà khoa học, và các nhà làm phim trong năm 2009.
Đầu thế kỷ XX, William Reed trong quyển sách “Phantom of the Poles” xuất bản năm 1906, cũng ủng hộ lý thuyết “Trái đất rỗng” nhưng ông tin bên trong lòng đất không tồn tại lục địa hay mặt trời.
Năm 1913, nhà văn Marshall Gardner viết quyển “A Journey to the Earth’s Interior” với niềm tin có một mặt trời ở trong lòng đất, thậm chí ông còn đăng ký quyền sở hữu ý tưởng đầy táo bạo của mình. Gardner không nhắc gì đến những người đưa giả thuyết “Trái đất rỗng” trước mình như Reed, hay Symmes. Cũng trong thời gian này nhà văn Vladimir Obruchev cũng viết quyển tiểu thuyết với nội dung bên trong lòng đất có một mặt trời, tồn tại sự sống, và lối vào là một con đường ở Bắc Cực.
Còn nhiều nhà văn khác với giả thuyết đường vào lòng đất nằm ở các vị trí như Tây Tạng, Peru, vùng núi ở California…Họ ủng hộ niềm tin ở dưới lòng đất tồn tại một cảnh giới thuộc chiều không gian thứ tư, hay đó chính là quê hương của các UFO thường hay xuất hiện trên trái đất xưa nay.
Giả thuyết của các tôn giáo
Trong Thiên Chúa giáo, giả thuyết về thế giới vô hình được George Willis Emerson (1856-1918) đưa ra trong quyển “The Smoky God (1908)”, với lời kể chuyện của thủy thủ người Na Uy, Olaf Jansen. Tác phẩm đề cập đến hành trình của Jansen đến Bắc Cực và tìm ra một con đường bí ẩn xuyên được vào tâm Trái đất. Trong hai năm ông ta sống cùng người trong lòng đất, họ có chiều cao 12 feet, thế giới đó trùm phủ một màn sương, và trung tâm thành phố có tên “vườn Eden”. Emerson không sử dụng cái tên “Agartha” quen thuộc, mà ông dùng từ “Agarthan” khi cho rằng họ có sự giao thoa giữa hai nền văn minh Jansen và Agartha.
Theo các giáo lý bí truyền, Shamballa là thủ đô của vương quốc trong lòng đất, là một trong số các hành tinh nhỏ tồn tại nhờ hệ sinh thái nằm ngay dưới lớp vỏ Trái đất hoặc ẩn trong các ngọn núi lớn. Những trận đại hồng thủy và chiến tranh diễn ra trong quá khứ đã vùi nhiều lục địa xuống bên dưới vương quốc này, như trận chiến kinh hoàng có sử dụng bom nguyên tử giữa người Atlantis và người Lemuria khi xưa. Các sa mạc Sahara, Gobi, Outback, và phía Tây Nam nước Mỹ được cho là còn lưu lại tàn tích xây dựng nhân tạo. Các lục địa bên trong lòng đất dùng để lưu trữ các kinh văn cổ, tài liệu công nghệ khoa học… có từ thời khai thiên lập địa.
Nhiều giả thuyết nói, trung tâm lục địa Lemuria nằm ở sa mạc Gobi (Mông Cổ) đã bị người Atlantis phá hủy bằng bom nhiệt hạch, và chỉ còn hai đô thị vệ tinh là Agartha Alpha và Beta là may mắn thoát khỏi sự hủy diệt.
Cư dân Agartha được xem là có kiến thức khoa học và tâm linh vượt xa người sống trên bề mặt Trái đất, và hiện nay họ sống hòa bình trong lòng đất và tránh mọi sự liên can đến con người chúng ta.
f
Các giả thuyết của tôn giáo nói không có con đường vào lòng đất bằng công nghệ khoa học, nó nằm ngoài sự hiểu biết của chúng ta hiện nay.
Người Tây Tạng tin Agartha hay Shambala là tàng thư lưu trữ kinh sách cổ xưa và đường vào nằm ở dưới đáy các dòng sông, ao hồ… tại đó có một hang động cổ đại và nhiều nhánh phụ dẫn đi khắp các lục địa châu Á và thậm chí còn cho phép đi xa hơn thế nữa.
Patala và truyền thuyết của người Hindu
Trong trường ca Ramayana nổi tiếng của người Hindu có kể về câu chuyện vị hóa thân Rama, người đến từ vương quốc Agartha. Hay những truyền thuyết về cuộc chiến với các chiến binh Agharta, những người có trình độ kỷ thuật cao, cũng như tính khí ngạo nghễ với loài người.
Người Ấn tin đường vào vương quốc Bhogavati nằm ở đâu đó trong dãy Himalaya, và nó được đặt ở Patala (hay Patal), tức bảy vùng thấp của vũ trụ, là nơi trú ngụ của rắn Nagas, Danavas (con của quỷ Danu), Daityas (con quỷ của Diti) và Yakshas.
Người Hindu phân vũ trụ ra làm ba thế giới: Svarga – bảy tầng trời, Prithvi – cõi trần, và Patala – thế giới dưới lòng đất.
Kinh Purana có viết về chuyến thăm của Thánh Narada đến Patala, Ngài mô tả nơi đây đẹp hơn cõi trời (Svarga), với nhiều đồ trang sức lộng lẫy, cây cối xanh tươi, hồ nước như ngọc bích, và những yêu nữ xin đẹp. Không khí phảng phất hương thơm ngào ngạt, đất chỉ có màu trắng, đen, tím; cát vàng, và đá giống như vàng.
Kinh Purana Bhagavata gọi đó là thiên đường trong lòng đất, và chúng được coi là hành tinh hay chuổi hành tinh. Nơi đây có nhiều vùng đất được mô tả với sự giàu có, niềm vui sướng, không có sự thù hằn, không có tuổi già, không có lao động, không có bệnh tật và đẹp hơn bất cứ nơi nào trong vũ trụ, gồm cả cõi thiên. Dù không có ánh mặt trời ở các cõi thấp hơn nhưng bóng tối bị xua tan bởi vàng bạc châu báu có ở Patala
Cũng theo kinh Purana, Patala nằm bên dưới mặt đất khoảng 70 ngàn Yojanas (một đơn vị đo), các cõi từ cao xuống thấp có tên là Atala, Vitala, Sutala, Talatala, Mahatala, Rasatala và Patala.
0 nhận xét:
Post a Comment